Giỏ hàng

Tủ bếp Laminate

Danh mục: Gỗ Công Nghiệp
|
Thương hiệu: An Cường
Giá liên hệ
Tủ bếp Laminate thực chất là 1 dòng của tủ bếp gỗ công nghiệp với về bặt phủ của cánh tủ là bằng Laminate. Lớp phủ này dầy hơn, bền màu và chống xước, chống để lại vân tay tốt hơn lớp phủ Melamine.

Tủ bếp Laminate là gì?

Trước hết, Tủ bếp Eurokit giúp các bạn hiểu một số vấn đề cơ bản về gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ với cơ tính, độ dày, màu sắc bề mặt khác nhau. Trong những năm gần đây, với sự khan hiếm của gỗ tự nhiên, thị trường gỗ công nghiệp có sự phát triển rất rực rỡ về chất lượng, màu sắc cũng như các chủng loại khác nhau, đáp ứng được mọi nhu cầu về nguyên vật liệu trong ngành nội, ngoại thất.

Cấu tạo của ván gỗ công nghiệp gồm 2 thành phần chính: cốt gỗ bên trong và lớp phủ bên ngoài. Cốt gỗ bên trong được chia thành nhiều loại phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau, gồm các loại cơ bản như: MFC (cốt ván dăm), MDF (cốt mịn), HDF, Flywood,… Bề mặt phủ bên ngoài thì gồm Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic,…

Cấu tạo ván gỗ công nghiệp

Theo đó các bạn cần hiểu rằng, Tủ bếp Laminate thực chất là một dòng tủ bếp gỗ công nghiệp có bề mặt phủ là Laminate (thường phủ Laminate cho hệ cánh tủ, còn thùng tủ thì phủ Melamine). Do đó có thể có nhiều lựa chọn khác nữa liên quan đến lớp phủ Laminate này cho người sử dụng từ việc thay đổi cốt gỗ bên trong: Tủ bếp cốt MDF bề mặt cánh phủ Laminate, Tủ bếp cốt MFC phủ Laminate, Tủ bếp gỗ Flywood phủ Laminate,… và còn phân loại dựa theo nhiêu nhà cung cấp khác nhau như An Cường, Minh Long, Thái, Trung Quốc,..

Tủ bếp có hệ cánh phủ bề mặt bằng Laminate



Vậy tủ bếp Laminate có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm của tủ bếp Laminate

  1. Không thấm nước. Với công nghệ dán chỉ cạnh laminate được nhập khẩu từ Châu Âu thì tủ bếp laminate có thể chống lại sự xâm nhập nước vào code gỗ MDF lõi xanh chống ẩm. Với nẹp cạnh và keo dán chuyên dụng bề mặt laminate hoàn toàn không có một khe hở nào. Đây chính là yếu tố tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ và độ bền của loại tủ bếp này.
  2. Chịu nhiệt, chịu lực và chống ẩm tốt. Bề mặt laminate sần có khả năng chịu trầy xước tốt nhất. Bởi đối với những va đập thông thường hay những vết xước từ đồ sắt nhọn cũng khó ảnh hưởng đến bề mặt laminate. Đây chính là ưu điểm lớn quyết định duy trì độ thẩm mỹ của tủ bếp.
  3. Không cong vênh, nứt nẻ và không bị mọt tấn công. Mỗi một tủ bếp laminate đều có lớp bảo vệ, lớp laminate rồi mới đến code gỗ bên trong. Chính vì vậy tủ bếp laminate không bao giờ gặp phải trường hợp cong vênh như những loại ván ép thông thường. Hơn nữa, code gỗ được xử lý công nghiệp với chất lượng cao nên bạn có thể yên tâm về chất lượng, độ bền.
  4. Đa dạng về màu sắc. Bề mặt laminate có nhiều màu sắc khác nhau, theo thống kê thì hiện nay có hơn 1000 màu để bạn lựa chọn. Đặc biệt hơn tủ bếp laminate còn có những màu gỗ sang trọng với những đường vân tuyệt vời.
  5. Dễ vệ sinh. Tủ bếp laminate có bề mặt sần nhưng lại là loại dễ dàng vệ sinh nhất bởi đặc thù về chất liệu.
  6. Tuổi thọ cao. Mỗi chiếc tủ bếp laminate có tuổi thọ lên đến hàng chục năm, chưa kể nếu gia chủ sử dụng và bảo trì đúng cách thì tuổi thọ của nó có thể được nâng cao hơn nữa.
  7. Phù hợp với mọi không gian bếp. Bởi với tính đa dạng về màu sắc thì những chiếc tủ bếp laminate có thể biến hóa rất nhiều màu phù hợp với các không gian. Đặc biệt chiếc tủ bếp laminate này phù hợp nhất với những phong cách hiện đại, đơn giản, sang trọng.

Bề mặt Laminate dễ dàng vệ sinh


Nhược điểm của tủ bếp Laminate

  1. Tủ bếp laminate thường được dán có nẹp cạnh nên thường không đẹp như những loại tủ có đường line.
  2. Độ bền cao hơn những loại gỗ công nghiệp khác nhưng lại kém hơn gỗ tự nhiên.
  3. Giá thành khá cao so với những loại tủ bếp có chất liệu gỗ công nghiệp khác.


Một số mẫu tủ bếp Laminate